Chứng nghiện ăn biểu hiện ở cảm giác thèm ăn không kiểm soát được sau khi tiêu thụ carbohydrate tinh chế, chủ yếu là đường và các chất bột được chuyển hóa nhanh chóng và biến thành đường trong máu. Do những cơn thèm ăn không kiểm soát được, chất lượng cuộc sống của một người nghiện ăn giảm sút và gây ra những khó khăn trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu có những triệu chứng sau đây, bạn có thể mắc chứng nghiện ăn:

1.Các dấu hiệu của chứng nghiện ăn

THUC PHAM

Thèm ăn và ăn quá nhiều là một dấu hiệu của chứng nghiện ăn – ảnh st

  • Thường xuyên thèm ăn một số loại thực phẩm, mặc dù cảm thấy no và vừa ăn xong một bữa ăn dinh dưỡng,
  • Thèm ăn và thường ăn nhiều hơn hơn dự định
  • Ăn một thức ăn đã thèm và đôi khi ăn đến mức cảm thấy bị nhồi ép quá mức,
  • Thường cảm thấy tội lỗi sau khi ăn một số loại thực phẩm cụ thể – nhưng ăn lại chúng ngay sau đó
  • Đôi khi viện lý do tại sao phải thỏa mãn cơn thèm ăn của mình
  • Không thành công khi bỏ ăn một số loại thực phẩm hoặc đặt ra các quy tắc về thời điểm được phép ăn chúng
  • Thường che giấu việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh 
  • Cảm thấy không thể kiểm soát việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh – mặc dù biết rằng chúng gây ra gây hại hoặc tăng cân

2.Nguyên nhân gây ra chứng nghiện ăn

Chứng nghiện ăn thường phát triển do kết quả của các yếu tố khác nhau bao gồm sinh lý, tâm lý hoặc xã hội. Nguyên nhân sinh lý có thể bao gồm sự mất cân bằng nội tiết tố, bất thường hóa học não, tác dụng phụ của thuốc hoặc cơ địa.

Một số yếu tố tâm lý có thể bao gồm lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục, trải qua một sự kiện đau buồn, không thể xử lý hiệu quả các tình huống tiêu cực, đối mặt với đau buồn hoặc mất mát. Những vấn đề về tinh thần này có thể khiến một người tìm đến thức ăn để được thoải mái hoặc làm tê liệt nỗi đau tinh thần.

Các vấn đề về chức năng gia đình, áp lực từ bạn bè, ngược đãi trẻ em và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống là một vài yếu tố xã hội có thể dẫn đến chứng nghiện ăn. nghiện ăn cũng có thể đồng thời xảy ra với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng chất kích thích.

3. Làm thế nào để vượt qua chứng nghiện ăn

THUC PHAM 1

Ăn những thực phẩm lành mạnh – ảnh st

Một số điều có thể giúp chuẩn bị cho việc từ bỏ thức ăn vặt và làm cho quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn:

  • Viết ra danh sách các loại thực phẩm gây cảm giác thèm ăn. Đây là những thực phẩm kích thích nên tránh hoàn toàn.
  • Lên danh sách các địa điểm bán đồ ăn nhanh phục vụ các món ăn lành mạnh và ghi chú các lựa chọn lành mạnh của họ. Điều này có thể ngăn ngừa tái phát khi đói và không có tâm trạng nấu ăn.
  • Suy nghĩ về những loại thực phẩm nên ăn – tốt nhất là những thực phẩm lành mạnh đã được ưa thích và đã ăn thường xuyên.
  • Cân nhắc tạo một vài bản sao của danh sách thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Giữ một bản sao trong nhà bếp, ví …

Nguồn: Healthline, foodaddictsanonymous

BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - VND0