Trong phần trước chúng ta đã được học về các lưu ý khi ăn gạo lứt về cách chuẩn bị xử lý chất ABA trước khi sử dụng bằng cách ngâm gạo lứt nước từ 12h đối với mùa hè và 24h đối với mùa đông để loại bỏ hoàn toàn chất độc có trong gạo lứt.

Phần tiếp theo này chúng ta sẽ học thêm các lưu ý khi ăn gạo lứt với ngũ cốc, nhiệt độ nấu gạo lứt, dụng cụ nấu gạo lứt…để Bạn có một cách nhìn toàn diện hơn khi sử dụng gạo lứt nhé!

Các lưu ý khi ăn gạo lứt khác mà Bạn cũng nên biết để sử dụng gạo lứt an toàn và tránh khỏi độc tố:

1. Lưu ý khi ăn gạo lứt mua ở chợ về không làm gạo nảy mầm được:

Ông Nemoto Takeo đã chỉ ra rằng phần lớn gạo lứt mua ở chợ sẽ không nảy mầm.

Điều này rất trọng yếu, vì như thế cho dù có ngâm nước bao lâu đi nữa thì chắc chắn độc tính ABA cũng không mất đi tí nào. Vấn đề này nguyên nhân phần nhiều có khả năng là do nông dân đã dùng nhiệt độ cao để sấy khô thóc.

Để làm một nhà sản xuất cung cấp theo nhu cầu người tiêu dùng thì cần phải bỏ công sấy khô cẩn thận, không sai lầm trong việc điều chỉnh nhiệt độ, giữ độ ẩm để hạt gạo lứt được ngon, gạo ngon là gạo được phơi dưới nắng mặt trời.

2. Các lưu ý về chế độ “Germination mode” (trạng thái trước khi nẩy mầm (không dẫn đến nẩy mầm thực sự ) đối với ngũ cốc:

Gạo trắng được chỉ ra rằng phần lớn chất dinh dưỡng có trong “cám” đã bị loại đi, nhưng có thể nói rằng như thế vẫn tốn hơn là ăn gạo mà không vô hiệu hóa hoạt tính của ABA đúng không?

GẠO LỨT CÓ TỐT KHÔNG? CẢNH BÁO NGUY HẠI KHI DÙNG GẠO LỨT SAI CÁCH
Gạo trắng được chỉ ra rằng phần lớn chất dinh dưỡng có trong “cám” đã bị loại đi so với gạo lứt – hình st

Ngoài ra cái gọi là “độ ngon” ở một món ăn thì quan trọng ở chỗ có thể đạt được nếu chú tâm vào cần bằng dinh dưỡng của món ăn khi chế biến.

Trộn gạo trắng với ngũ cốc để ăn thì cũng là một cách giữ cân bằng dinh dưỡng tốt, nhưng Bạn nên lưu ý trường hợp của ngũ cốc cũng tương tự như các lưu ý khi ăn gạo lứt, cần phải ngâm nước cẩn thận rồi mới sử dụng. Nếu cứ để nguyên trộn vào rồi nấu thì e rằng không chỉ làm tổn thương dạ dày mà còn lãng phí khi bài tiết ra ngoài trước khi kịp tiêu hóa hết.

3. “Gạo chà” nguy hiểm khi được ngâm nước. (「分づき米- “gạo chà”

“Gạo chà” (người dịch tự đặt) là loại gạo lứt bị chà bớt lớp cám trên gạo, tùy theo tỉ lệ cám bị chà đi mà màu sắc của gạo từ đậm nâu chuyển sang trắng.

Có người vì muốn hấp thụ thành phần dinh dưỡng của gạo lứt nên không ngâm nước mà nấu luôn, khi ăn lại thấy không ngon nên đã ăn bằng “gạo chà”.

Trong trường hợp đó, phần cám có chứa ABA vẫn còn sót lại. Cứ để nguyên mà nấu thì sẽ ăn luôn cả ABA có trong đó. Vì vậy trong trường hợp đã ngâm “gạo chà”, hễ mà gạo lứt bị làm tổn thương như các loại gạo bị chà vỏ khác – được ngâm vào nước, thay vì làm giảm ABA thì ngược lại ABA sẽ tăng lên, nói cách khác e rằng “gạo chà” sẽ tự làm tăng hàm lượng ABA.

Vì thế Bạn nên lưu ý khi ăn gạo lứt thì hạn dùng gạo chà thay thế vì không những có lợi mà còn có hại cho cơ thể…

Với những người muốn ăn “gạo chà” bằng bất cứ giá nào,  thì nên lưu ý các điểm sau:

Thay vì chọn gạo được chà 3 hoặc 5 phần cám thì nên ăn gạo được chà 7 phần cám và không ngâm nước thì sẽ tốt hơn.

Ở các đồng lúa nông nghiệp hữu cơ, người ta đang tiến hành phương pháp diệt cỏ bằng cách lấy cám gạo làm thuốc diệt cỏ, không chỉ có tác dụng làm màn ngăn ánh sáng mặt trời mà ABA trong cám gạo còn có khả năng được sử dụng với hiệu quả làm tác nhân ức chế nảy mầm đối với cỏ.

Phải hiểu rằng “cám” bao gồm nguyên tố ức chế nảy mầm có thể sử dụng như là thuốc diệt cỏ thật sự.

Đây thật sự là một phương pháp rất hay khi dùng các phương pháp tự nhiên để khắc chế cỏ dại.

4. Gạo mầm cũng có nghi vấn cần lưu ý khi sử dụng:

Gạo mầm, tức gạo đã loại bỏ hầu hết cám nhưng còn lại mầm lúa, có vẻ như không có vấn đề về ABA. Tuy nhiên, khi mở bao gạo ra, nitơ có đầy trong bao thoát hết ra ngoài, quá trình oxy hóa diễn ra 2~3 ngày gợi lên ý nghĩ rằng thuốc trừa sâu có thể đã được sử dụng trên gạo và rất dễ lưu lại trên mầm lúa, gạo mầm giá cao bị đặt nghi vấn là vậy.

Sử dụng máy xay gạo tại nhà, để mỗi ngày ăn gạo trắng tươi mới không nhiễm thuốc thuốc trừ sâu là một cách được khuyến cáo. (Người dịch: đoạn này hơi khó hiểu, hiểu theo cách của mình thì gạo sau khi được xay rồi đóng gói trực tiếp vào bao thì có thể được phun thuốc bảo quản để gạo không hỏng, thuốc này có thể ngấm trực tiếp vào hạt gạo. Vậy nên người ta khuyên nên mua theo dạng thóc rồi tự xay ở nhà để ăn).

5. Lưu ý sự nguy hiểm của gạo lứt nảy mầm bán ở chợ:

“Gạo lứt nảy mầm” được bán ở chợ rất nguy hiểm.

Nếu hỏi tại sao thì câu trả lời là “Gạo lứt nảy mầm đã được xấy khô”. Trường hợp bị xấy khô sau khi đã nảy mầm, để tự bảo vệ bản thân bởi bị cưỡng chế sấy khô, gạo lứt nảy mầm sẽ tự sản sinh ra lượng ABA vượt qua tiêu chuẩn vốn có. Đối với việc giải độc ABA khi ngâm nước loại gạo này sẽ phải tốn gấp mấy lần thời gian so với gạo lứt thông thường.

Nếu ngay từ đầu ngâm gạo lứt trong nước để tạo trạng thái “germination mode”, thì ABA sẽ bị giải trừ độc tố và vô hiệu hóa, cho nên hoàn toàn không có lý do gì để mua gạo lứt đã nảy mầm với giá cao cả. Thậm chí còn phải lo lắng thêm về việc thuốc trừ sâu vốn được dùng khi trồng lúa được sử dụng làm nguyên liệu để gạo lứt nảy mầm.

Gần đây “Gạo lứt nảy mầm đông lạnh” được đăng trên web khá nhiều. Giá của gạo này cũng cao bất thường, bởi vậy về mặt kinh tế thì chỉ cần tự ngâm nước ở nhà là đã có thể làm được gạo lứt ở trạng thái “germination mode” rồi.

6. Lưu ý khi ăn gạo lứt được chế biến bằng nồi áp suất, rất nguy hiểm khi nấu ở nhiệt độ cao:

Phương pháp nấu gạo lứt vội vàng bằng nồi áp suất mà không ngâm nước cẩn thận trước sẽ làm cho yếu tố ức chế nảy mầm còn y nguyên mà không hề được vô hiệu hóa, không có cách nói nào khác ngoài việc gọi đây là phương pháp chế biến không phù hợp.

Ngoài ra, tùy theo chủng loại nồi áp xuất mà có trường hợp nhiệt độ trên 130℃, làm sản sinh ra chất gây ung thư mang tên “acrylamide”.

Đồng thời còn làm mất một phần Vitamin B, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Gạo lứt được ngâm nước đầy đủ, đạt trạng thái “germination mode” thì có thể nấu như là gạo trắng bằng nồi đất hay nồi cơm điện bình thường, không cần thiết phải sử dụng nồi áp suất.

Chế biến với nhiệt độ quá cao thì phải hết sức lưu ý. Với những ai có nồi áp suất thì có thể sử dụng nó như một cái nồi dày chứ không nên dùng chức năng như nồi áp suất để nấu.

GẠO LỨT ĐÀ NẴNG - GIÁ RẺ NHẤT - TỔNG ĐẠI LÝ GẠO ĐÀ NẴNG - GẠO ƠI
Cách nấu gạo lứt tốt nhất là nấu ở trong nồi dày như nồi đất – hình st

7. Lưu ý khi nấu gạo lứt ăn với chế độ “Germination mode”:

Cô Yamamoto Asako – chuyên gia nấu ăn – đảm trách “GrainCC’Cooking”, đã xem xét rất kỹ sự hiện diện của yếu tố ức chế nảy mầm trong hạt kê và gạo lứt, cô đã nhận bằng sáng chế “Nấu ăn với chế độ Germination mode” cho việc đề xướng phương pháp nấu ăn ngon và an toàn với gạo lứt và hạt kê.

Tận dụng ngũ cốc đã triệt tiêu độc tính của yếu tố ức chế nảy mầm ở chế độ “Germination mode”, cô đã lan tỏa một kiểu ăn mới, gạo lứt được dùng trong cả bánh mì và bánh kem.

Điều này không chỉ là phát hiện mang tính đột phá về cách thức làm bánh kem hay bánh mì bằng 100% gạo lứt và hạt kê, không cần phải phụ thuộc vào lượng nhập khẩu lúa mì nhiễm chất bảo quản sau thu hoạch. Mà còn là cơ hội để thông báo cho thế giới biết về phương pháp ăn gạo lứt một cách an toàn.

Ở tỉnh Yamagata Takahata – vùng đất tiên phong vận động phong trào nông nghiệp hữu cơ – những nông dân đã học theo phương pháp “Nấu ăn với chế độ Germination mode”, họ đánh giá rằng sức khỏe đã thật sự tốt hơn sau khi áp dụng. Ngoài ra phương pháp “Nấu ăn với chế độ Germination mode” này còn được áp dụng vào việc nấu ăn ở các trường học.

Bên trên là phần cuối bài viết các lưu ý khi ăn gạo lứt, mong rằng sau khi đọc bài viết này xong Bạn có một cái nhìn sáng suốt hơn về gạo lứt và cách ăn gạo lứt sao cho phù hợp để bảo vệ sức khỏe và tránh rước độc tố vào thân vì chưa hiểu hết về gạo lứt.

Bài liên quan :

LƯU Ý KHI ĂN GẠO LỨT ĐỂ KHÔNG RƯỚC ĐỘC VÀO THÂN P1

CÔNG THỨC LÀM ĐẸP DA CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN VỚI MẶT NẠ TINH BỘT NGHỆ VÀ GẠO

ĐỘC TỐ TRONG GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - VND0